Cuộc viễn chinh Trung Hoa Alfred von Waldersee

Bá tước von Waldersee tại Trung Quốc

Vào năm 1900, 2 nghìn tín đồ Ki-tô giáo người châu ÂuTrung Quốc đã bị quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn bao vây tại Bắc Kinh. Trước tình hình đó, một Lực lượng Cứu viện Quốc tế, với các lực lượng Âu, MỹNhật đã được điều đến để giải cứu. Kể từ khi công sứ của Đức hoàng Wilhelm II tại Trung Hoa là Nam tước Clemens von Ketteler bị quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn giết hại, người Đức "đòi hỏi một quyền ưu tiên nhất định trong cuộc thập tự chinh chống lại dâm man rợ Trung Hoa."[10] Alfred Graf von Waldersee – bấy giờ đã 68 tuổi và bán nghỉ hưu, nhưng được phong hàm Thống chế nhân dịp này – đã được Nga hoàng, với sự tán đồng của người Nhật, đề cử làm vị Tổng tư lệnh tối cao Liên quân đầu tiên trong thời kỳ hiện đại.[11]

Những chuẩn bị cho việc vị Thống chế rời khỏi Đức đến Trung Quốc đã dẫn đến nhiều bình luận châm biếm nhằm vào cái trở nên được biết đến như là Waldersee Rummel hay "những vở diễn Waldersee" — mà ông ghét cay ghét đắng. Trong tâm trạng giận dữ, ông đã ghi nhận: "[Hoàng đế] đã trao cho tôi chiếc gậy Thống chế với một bài hiệu triệu hơi quá mức nồng nhiệt mà không may thay đã lên báo." Vào ngày 17 tháng 10 năm 1900, Waldersee tới Bắc Kinh ("một thời khắc lịch sử toàn cầu") và tiến vào Tử Cấm Thành. Waldersee đã đến trước Bắc Kinh quá muộn để có thể chỉ huy lực lượng đa quốc gia của ông trong bất kỳ một cuộc giao tranh lớn nào, nhưng được giao nhiệm vụ bình đình quân Nghĩa Hòa Đoàn. "Các cuộc viễn chinh trừng phạt này... là những công việc vô thưởng vô phạt [và] theo quan điểm của Waldersee... khó có thể hình thành một cuộc chiến tranh."[12][13] Tuy nhiên, theo nhà văn Anh Peter Fleming, nếu như Waldersee không được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy liên quân, hoặc nếu như chức vụ này về tay một nhân vật thiếu quyết đoán hơn ông, những hành động thù địch không ngừng gây căng thẳng quan hệ giữa các lực lượng đồng minh ở miền Bắc Trung Quốc có thể sẽ lan nhanh. Điển hình, việc tranh cãi giữa Anh và Nga về các tuyến đường sắt đã đưa hai cường quốc đến gần nguy cơ chiến tranh. Thêm vào đó, cũng theo Fleming, Waldersee chí ít cũng đã ngăn ngừa "vô số rắc rối khác".[11]

Vị Thống chế không hiểu được tinh thần bền bỉ của người Trung Quốc. Tuy nhiên, ông nhận thấy các hành vi sai trái của những kẻ chinh phạt: binh lính của họ chán nản và ăn không ngồi rồi, bệnh phong tình lan tràn trong quân ngũ, và sau khi các hành động cướp phá bị ngăn chặn, quân sĩ vẫn dễ bị cám dỗ trước mọi loại hình "nghệ thuật Trung Hoa".[14] Sau khi chiến dịch kết thúc, ông vội vã trở về nước Đức. Vào năm 1900, do "những thành tựu liên quan đến nền hòa bình thế giới" của ông, ông được phong làm Công dân danh dự của Hamburg, nơi ông đã từng cư ngụ.[15] Một lần nữa tại Hanover, ông tái đảm nhiệm chức vụ tướng thành tra, và giữ cương vị này hầu như đến khi ông từ trần vào năm 1904 ở độ tuổi 72.